Phương pháp giáo dục tại Redy
Redy mang đến phương pháp giáo dục tập trung vào các yếu tố
92,66%
Thiếu phương pháp tự học
92,66% học sinh không có khả năng tự học ở mức độ cao.
Ứng dụng Phương pháp học tập khoa học
80%
Dễ bị phân tâm
Có đến 80% học sinh thừa nhận dễ bị phân tâm bởi các hoạt động khác trên Internet như mạng xã hội, trò chơi trực tuyến.
Phát triển Kỷ luật Bản thân
53,8%
Không có động lực
53,8% học sinh thừa nhận không có động lực học tập.
Nuôi dưỡng Động lực và Xây dựng mục tiêu
Mô hình Giáo dục của Redy là gì?
Nguyên lý hoạt động
Mô hình giáo dục của Redy dựa trên nguyên lý: Động lực là yếu tố quyết định giúp học sinh phát triển khả năng tự học và rèn luyện kỷ luật bản thân

Mô hình Giáo dục của Redy là gì?
Phương pháp giáo dục
- 01
Kích thích và duy trì các yếu tố thúc đẩy động lực học tập và rèn luyện kỷ luật
Xây dựng động lực• Tự chủ (Autonomy)Tự chủ là nền tảng để học sinh phát triển động lực nội tại, vì khi được kiểm soát hành trình học tập của mình, các em cảm thấy có trách nhiệm và hứng thú hơn. Tại Redy, chúng tôi thiết kế lộ trình học tập cá nhân hóa, phù hợp với năng lực và mục tiêu riêng của mỗi học sinh. Các em được tự đặt mục tiêu, lựa chọn phương pháp học, và điều chỉnh kế hoạch học tập của mình dưới sự hỗ trợ sát sao từ cố vấn. Việc trao quyền tự quyết giúp học sinh tự tin hơn và chủ động hơn trong việc học tập.• Năng lực (Competence)Cảm giác mình có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ là yếu tố quan trọng để duy trì động lực học tập. Tại Redy, các nhiệm vụ học tập được chia nhỏ, phù hợp với trình độ của từng học sinh, vừa đủ thách thức để kích thích tư duy nhưng không quá khó khiến các em nản lòng.
Ngoài ra, cố vấn học tập chia sẻ kinh nghiệm thực tế, đưa ra các phản hồi tích cực và hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn, giúp các em nhận ra rằng: "Mình có thể làm được."• Kết nối (Relatedness)Môi trường học tập tích cực và sự gắn kết với người khác đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì động lực. Tại Redy, học sinh không chỉ học tập mà còn xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa với bạn bè và cố vấn. Đội ngũ cố vấn không chỉ là người giám sát mà còn là bạn đồng hành đáng tin cậy, luôn động viên và hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn. Tại không gian học RedyHub, các em cảm thấy được thấu hiểu, chia sẻ, và có một cộng đồng học tập tích cực, giúp việc học trở nên thú vị hơn.Thúc đẩy động lực ngoại sinh• Phần thưởng (Reward)Phần thưởng là một công cụ mạnh mẽ để duy trì động lực ngắn hạn và tạo động lực ban đầu cho học sinh. Tại Redy, chúng tôi sử dụng các phần thưởng vật chất nhỏ như lời khen, ghi nhận thành tích, hoặc những món quà tinh thần ý nghĩa. Sự công nhận từ cố vấn, bạn bè, và gia đình cũng là phần thưởng tinh thần quan trọng giúp học sinh cảm thấy tự hào và khuyến khích các em tiếp tục cố gắng.• Hình phạt (Punishment)Tại Redy, hình phạt không mang tính tiêu cực mà được sử dụng như một công cụ giáo dục để hướng học sinh đến việc cải thiện hành vi và học tập. Thay vì trách phạt, chúng tôi đưa ra các phản hồi xây dựng, giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân và cam kết với mục tiêu.• Áp lực xã hội (Social Pressure)Áp lực xã hội có thể là một rào cản lớn, nhưng tại Redy, chúng tôi biến điều này thành động lực tích cực. Bằng cách xây dựng một cộng đồng học tập tích cực, học sinh được truyền cảm hứng từ những tấm gương xung quanh thay vì cảm thấy bị so sánh hoặc đánh giá. Chúng tôi khuyến khích các em tập trung vào sự tiến bộ cá nhân thay vì chạy theo kỳ vọng của người khác. - 02
Giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới động lực học tập và rèn luyện kỷ luật
Nghiện sử dụng thiết bị kĩ thuật số (Digital Addiction)Nghiện sử dụng thiết bị kĩ thuật số là một trong những yếu tố gây phân tâm và giảm động lực học tập. Để giải quyết vấn đề này, Redy tạo ra không gian tự học phi công nghệ RedyHub, nơi học sinh gửi lại các thiết bị điện tử trước buổi học để hoàn toàn tập trung vào nhiệm vụ học tập.
Đồng thời, chúng tôi cung cấp các hoạt động học tập thú vị và tương tác cao, giúp học sinh quên đi sự cuốn hút từ các thiết bị số và dần hình thành thói quen tập trung cao độ.Không thấy giá trị (Lack of Value)Khi học sinh không hiểu được giá trị hoặc ý nghĩa của việc học, động lực của các em dễ dàng suy giảm. Tại Redy, chúng tôi giúp học sinh nhận ra mối liên hệ giữa việc học và tương lai của bản thân, như cơ hội nghề nghiệp, phát triển kỹ năng, hoặc đạt được những mục tiêu lớn hơn.Thiếu khả năng (Lack of Competence)Khi học sinh không tin rằng mình đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ, các em dễ nản lòng và từ bỏ. Để khắc phục điều này, Redy hỗ trợ học sinh từng bước thông qua các nhiệm vụ được chia nhỏ, rõ ràng và vừa sức. Mọi tiến bộ, dù nhỏ nhất, đều được ghi nhận và khen ngợi để các em cảm nhận được sự tiến bộ và khả năng của bản thân.Không có mục tiêu (Lack of Goals)Việc không có mục tiêu cụ thể khiến học sinh dễ mất định hướng và động lực. Tại Redy, chúng tôi hướng dẫn học sinh đặt ra các mục tiêu SMART (cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và có thời hạn). Mục tiêu này không chỉ giúp các em biết mình cần làm gì mà còn tạo ra cảm giác đạt được khi hoàn thành từng mục tiêu nhỏ. - 03
Tối ưu hoá trình tự học của học sinh bằng các phương pháp học tập khoa học
Ứng dụng các phương pháp học tập hiệu quảHọc sinh tại Redy được hướng dẫn từng bước để hình thành thói quen tự học, bao gồm:
• Lập kế hoạch học tập với mục tiêu cụ thể, khả thi và đo lường được (SMART Goals).
• Sử dụng công cụ quản lý thời gian để duy trì sự tập trung.
• Thực hành các phương pháp tự học đã được khoa học chứng minh là hiệu quả
Các phương pháp học tập được ứng dụng tại Redy
Gợi nhớ chủ động (Active Recall)
Phương pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức sâu sắc bằng cách chủ động trả lời câu hỏi hoặc giải thích lại nội dung thay vì chỉ đọc hoặc ghi chép một cách thụ động, hiệu quả hơn 50% so với các phương pháp học truyền thống như đọc hoặc ghi chép thụ động.
Gợi nhớ chủ động (Active Recall)
Phương pháp giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn 60% bằng cách phân bổ thời gian ôn tập định kỳ thay vì học dồn dập trong một thời gian ngắn.
Tối ưu hóa thời gian nghỉ (Optimization of Relaxation)
Phương pháp kết hợp giữa học tập và nghỉ ngơi khoa học, giúp não bộ xử lý và lưu trữ thông tin hiệu quả hơn, giúp tăng hiệu suất học tập và trí nhớ lên đến 34%.
Xây dựng bộ não thứ hai (Building the second brain)
Phương pháp "Xây dựng bộ não thứ hai" (Building the Second Brain) được phát triển bởi Tiago Forte, tập trung vào việc tổ chức thông tin và kiến thức cá nhân để tận dụng tối đa trí nhớ và khả năng sáng tạo của con người.
Phối hợp liên môn (Interleaved Practice)
Phương pháp phối hợp liên môn khuyến khích học sinh học xen kẽ giữa các chủ đề và kỹ năng khác nhau thay vì tập trung vào một nội dung duy nhất. Điều này giúp não bộ xây dựng các kết nối sâu sắc hơn giữa các khái niệm, cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và ghi nhớ lâu dài.
Phương pháp Feynman (Feynman Technique)
Lấy cảm hứng từ nhà vật lý Richard Feynman, phương pháp này giúp học sinh học sâu bằng cách giải thích lại khái niệm phức tạp bằng ngôn ngữ đơn giản nhất. Khi bạn có thể dạy một điều gì đó cho người khác, nghĩa là bạn đã thực sự hiểu rõ.
Đọc SQ3R (Survey, Question, Read, Recite, Review)
Phương pháp đọc SQ3R khuyến khích học sinh đọc tài liệu một cách chủ động bằng cách thực hiện 5 bước: Khảo sát (Survey), Đặt câu hỏi (Question), Đọc (Read), Tóm tắt (Recite), và Ôn lại (Review). Điều này giúp tăng cường khả năng hiểu bài và ghi nhớ thông tin.
Phân đoạn kiến thức (Segmentation)
Phương pháp phân đoạn tập trung vào việc chia nhỏ thông tin phức tạp thành các phần dễ tiếp thu hơn. Học sinh có thể học từng phân đoạn riêng lẻ trước khi liên kết chúng lại để hiểu toàn bộ nội dung.
Đối sánh mẫu (Pattern Matching)
Phương pháp này giúp học sinh nhận diện các mẫu hoặc khuôn mẫu trong thông tin mới, sau đó liên kết chúng với kiến thức đã biết. Điều này không chỉ tăng khả năng ghi nhớ mà còn giúp áp dụng kiến thức trong các tình huống mới lên đến 45%.
Sửa lỗi ngược (Backpropagation)
Phương pháp sửa lỗi ngược lấy cảm hứng từ thuật toán AI, khuyến khích học sinh cải thiện qua việc nhận phản hồi từ kết quả học tập, xác định lỗi sai, và điều chỉnh cách học.
Học tập hợp tác (Collaborative Learning)
Phương pháp học tập hợp tác nhấn mạnh vai trò của làm việc nhóm, thảo luận, và chia sẻ ý tưởng. Thông qua trao đổi, học sinh có thể học từ quan điểm khác, phát triển tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm, giúp cải thiện kết quả học tập trung bình 20%-35%.
Chẳng ngại điều chi,
Redy cho mọi kì thi!
Điền thông tin để nhận ngay tư vấn về lộ trình học tập cá nhân hóa.
Đăng ký Ngay
